Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

giải pháp chăn nuôi mối balasa-n01

Hiện nay việc mua mùn cưa phục vụ nuôi lợn thịt bằng nền sinh học rất khó khăn, có thể thay bằng loại khác được không?
Nguồn: Báo kinh tế và đô thị

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, mỗi năm đàn vật nuôi của nước ta thải ra môi trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý còn lại trực tiếp xả ra môi trường. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khoảng 40% chất thải lỏng trực tiếp được dùng tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng ra hệ thống thoát nước của khu dân cư. Ngành chăn nuôi cũng đóng góp tới 18% nguyên nhân gây hiệu ứng nóng lên của trái đất.
Hiện nay, nhận thức về bảo vệ môi trường chăn nuôi của nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn hạn chế. Đa số các hộ chăn nuôi khi được hỏi đều cho hay họ thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu đất, thiếu công nghệ và thiếu kinh phí. Đồng thời, công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi cũng chưa phát huy được tính hiệu quả, chưa lồng ghép việc bảo vệ môi trường chăn nuôi với các hoạt động khác. Một số phương pháp kiểm soát chất thải chăn nuôi đang được áp dụng như: xây hầm biogas, ủ phân… đều không phát huy được mọi tính năng cần có.
Kỹ thuật nuôi lợn bằng nền sinh học tuy mới được đưa vào thử nghiệm ở một số nơi tại Việt Nam nhưng đã mở ra triển vọng tốt về xử lý chất thải trong chăn nuôi

Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này hiện đang được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Mùn này được đưa vào nền  chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hiện men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.
Công nghệ này được học hỏi từ Trung Quốc, sử dụng công nghệ vi sinh lên men để làm đệm lót. Nguyên liệu dễ kiếm lại không tốn kém chủ yếu gồm mùn cưa và trấu. Phương pháp làm đệm cũng đơn giản được tiến hành theo các bước: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau đó tưới một lần dịch lên men lên mỗi lớp, độ ẩm đạt 50%, để từ 3-7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa hè là 25ºC, mùa đông là 20ºC.
Theo hướng dẫn của chuyên gia Trung Quốc, nếu nền chuồng là nền đất thì phải lót một lớp chất độn chuồng trộn mùn cưa dày khoảng 40cm; nếu là nền xi-măng, cần đục một vài lỗ để vi sinh vật tiếp xúc với đất nhằm tăng hiệu quả.
3 gói men (150g/gói) trộn với 10kg bột ngô rồi rải đều trên nền chuồng có diện tích 20m2, sau 7 ngày ủ thì thả lợn giống vào. Trong men vi sinh có hàng triệu tế bào vi sinh vật hữu ích, khi được trộn với chất độn chuồng, các vi sinh vật này sẽ phân hủy những chất hữu cơ trong phân lợn và chất gây mùi hôi hối.
Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn.
Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm…
Khi cho ăn cùng một chế độ ăn như nhau thì chuồng sử dụng men vi sinh lợn khỏe mạnh và lớn nhanh hơn lợn ở chuồng không sử dụng men vi sinh.
Mỗi nền chuồng trộn men vi sinh có thể sử dụng được 4 năm, sau mỗi lứa chỉ cần bổ sung thêm 1 gói (tỷ lệ 1%). Giá mỗi gói phân khoảng 50.000 đồng/gói 50g.
Dự án nghiên cứu và thử nghiệm men vi sinh trong chăn nuôi của Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đang được thí điểm tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương. Kết quả ban đầu thấy men vi sinh kích thích lợn tiêu hóa tốt, chóng lớn, ít bệnh tật, có khả năng khử mùi ngay từ trong dạ dày lợn với tỷ lệ khử mùi khoảng 80%.
Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.
+ Tại sao lại tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi? vì:
- Không sử dụng nước rửa chuồng;
- Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi;
- Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống là phun giữ độ ẩm. cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).
+ Tại sao lại tiết kiệm 60% nhân lực? vì:
- Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
- Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi;
- Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật nuôi.
+ Tại sao lại tiết kiệm 10% thức ăn? vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do;
- Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên men phân giải phân, nước tiểu, mùn cưa;
- Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.
+ Tại sao môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm? vì:
- Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót);
- Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và là các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…;
- Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để  muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng).
- Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất.  
+ Tại sao sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ? Vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật vận động nhiều;
- Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ đệm lót sinh thái;
Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với  kỹ thuật làm chuồng, chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản vì vậy người chăn nuôi Việt Nam có thể áp dụng tốt./.

* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Như vậy, nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể  sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …
 xem hướng dẫn tại đây :http://www.youtube.com/watch?v=aRH9MYfUVXk

                    ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI
        CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01
                Chi nhánh tỉnh Bình Thuận
                                                              …….õõ………

LÀM ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Sản phẩm của Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội. Số đăng ký: TCCS : 07:2009/ MT) của T.S Nguyễn Khắc Tuấn.
(Nhận cung cấp sỉ và lẻ)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Tại Bình Thuận và các tỉnh: 093.8387.480 . 01633033292(gặp A.Tánh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét