Đệm lót chăn nuôi

kỹ thuật làm đệm lót len men cho chuồng heo



Nuôi heo không mùi ... không phân

KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT LÊN MEN TRONG NUÔI LỢN

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:
1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
- Cải thiện môi trường sống cho người lao động
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc
2. Sẽ không phải thay dọn phân và rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng , lượng nước và lượng điện dùng
3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở lợn đặc biệt là lợn con. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh
4 . Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm
Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh
5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi
- Môi trường không ô nhiễm
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

I. DIỆN TÍCH, VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CẤU TRÚC CHUỒNG
Diện tích chuồng không lớn hơn 20 m2 và không nhỏ hơn 10 m2. Tuy nhiên qua nghiên cứu diện tích 20m2 nuôi trên dưới 15 đầu lợn thịt là hợp lý nhất.
- Cấu trúc chuồng hở, mái kép
- Khi xây mới nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì hoặc là làm loại đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng có thể giữ nguyên nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4 cm, cứ cách 30 cm đục 1 lỗ hoặc là phá nền cũ để tạo nền chuồng mới.
- Thiết kế hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót
- Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men
- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn
- Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chẩy vào đệm lót

II. THIẾT KẾ ĐỆM LÓT LÊN MEN
1. Các loại đệm lót lên men
Đệm lót lên men gồm 3 loại:
- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dầy của đệm lót
- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây cao tường bao với chiều cao cao hơn một chút so với độ dầy của đệm lót
- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dầy đệm lót
Vận dụng tùy thuộc vào chuồng trại được cải tạo hay xây dựng mới, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào địa thế đất cao hay thấp để đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng ; cần đặc biệt lưu ý đối với các chuồng nuôi ở cạnh ao, hồ, mương máng thoát nước. Đây là vấn đề có tính quyết định đến sự thành bại cũng như thời gian sử dụng dài hay ngắn của đệm lót lên men.
2. Độ dầy đệm lót chuồng
Độ dầy đệm lót thường trong khoảng 50-70 cm
Chú ý:
- Độ dầy của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên khi làm mới thường người ta tăng thêm độ dầy lên 20%. Ví dụ: nếu cần độ dầy đệm lót là 60 cm thì khi làm phải tăng độ dầy thêm 12 cm nữa
- Cần chú ý bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao

3. Nguyên liệu làm chất độn
Tiêu chuẩn: Các nguyên liệu có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào sau đến theo thứ tự là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông
Các loại nguyên liệu như vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3- 5 mm
4. Phương pháp làm
Để làm cho 20m2 chuồng có đệm lót dầy 60cm
Nguyên liệu:
- Trấu và mùn cưa: Số lượng đảm bảo rải đủ độ dầy 60cm
- Bột ngô: 15 kg
- Chế phẩm BALASA: 2 kg
Công việc chuẩn bị:
Cách chế 200 lit dịch men: Cho 1 kg men gốc và 10 kg bột ngô vào thùng sau đó cho thêm 200 lít nước sạch ( nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì dùng nước ấm ) khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian trên 24 giờ là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 2 ngày. Chế dịch men phải làm trước 1-2 ngày
Cách xử lý bột ngô ( Trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ thì xử lý ): Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm
Cách làm đệm lót:
Bước 1: Rải lớp chất trấu dầy 30 cm
Bước 2: Tưới đều 100 lit dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu
Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa dầy 30 cm lên trên lớp trấu
Bước 4: Phun nước sạch đều lên trên mặt đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được.
Bước 5: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa
Bước 6 : Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa sau đó rắc đều hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa
Bước 7: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa
Bước 8 : Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.
Bước 9: Lên men
Mùa đông: sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men
Mùa hè:
- 1-2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40oC, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70oC nhưng duy trì trong thời gian ngắn
- Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 40oC, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được
- Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào cho lớp bề mặt ( sâu khoảng 20 cm ) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn.

II. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG :
Một đêm lót làm tốt có thể sử dụng nhiều năm nếu sử dụng và bảo dưỡng tốt
1. Đưa lợn vào chuồng
Trước khi thả có thể nhặt phân lợn từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho lợn có thói quen thải phân một chỗ.
Mật độ:Lợn lớn:1,2 m2 1 con, lợn nhỏ: 0,8- 1m2 1 con
Qua nghiên cứu người ta nhận thấy với mật độ như trên sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót
2. Vấn đề quản lý và bảo dưỡng đệm lót
Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót
Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 30% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt ( Nắm trên tay có cảm giác mùn cưa thấm đều nước , quan sát thấy có mầu thẫm hơn so với khi khô là đạt độ ẩm 30% )
Ở độ ẩm 30% này lợn sống thoải mái , không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng.
Do đó để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô và ẩm quá cần chú ý:
- Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống chẩy ra làm ướt đệm lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung độn lót khô
- Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun như mưa phùn
Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót
Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý sới tơi đệm lót ở độ sâu trong khoảng 15 cm, đặc biệt ở chỗ độn lót có hiện tượng kết tảng
Cần thường xuyên quan sát phân
- Phân phải được vùi lấp tốt do sự vận động của lợn. Nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải giúp vùi lấp
- Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể hót bớt đi. Cần chú ý : khi nuôi lợn có trọng lượng hơn 60 kg trở lên thì lượng phân nước tiểu thải nhiều, do lợn ít vận động và có thói quen ỉa đái tập trung một nơi cho nên đệm lót chỗ đó dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu , do vậy cần có biện pháp để lợn không ỉa đái tập trung một chỗ.
- Nếu cá biệt có lợn bị bệnh ỉa chẩy nặng thì cần cách ly, chỗ phân lợn bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30 cm
Bảo dưỡng đệm lót
- Căn cứ vào mùi đệm lót dể xác định nó hoạt động tốt hay không: khi ta ngửi chỉ thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt.
Nếu như còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải bảo dưỡng như sau:
Sới tung đẹm lót ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men
Nếu nuôi nhiều cần điều chỉnh mật độ lợn nuôi trong chuồng
- Thường thì sau một hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm mới cần bổ sung thêm 5- 10% chất độn và chế phẩm men.
3. Vấn đề chống nóng trong mùa hè
Để chống nóng người ta có thể thực hiện các biện pháp sau đây
- Lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao
- Dùng quạt
- Lắp đặt hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng
- Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí
4. Vấn đề sử dụng thức ăn
- Để sự tiêu hủy phân, nước tiểu được triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót cần kết hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa. Sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng: Giảm thải phân và độ thối của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng hiệu quả kinh tế
- Cần chú ý cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp không dư thừa. Nuôi lợn bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp hơn.

III. THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT
Thời gian sử dụng đệm lót có thể duy trì trong thời gian vài năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên có thể duy trì thời gian sử dụng trên 6 năm

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM
1. Chuồng nuôi vịt, ngan... : Nếu nền chuồng bẩn có mùi hôi thì chỉ cần rắc bột BALASA N-01 đều lên mặt nền chuồng
2. Chuồng nuôi lợn : Nếu không làm đệm lót lên men thì có thể dùng chế phẩm BALASA N-01 để xử lý nền chuồng, nơi chứa phân, cống rãnh thoát nước thải để chống ô nhiễm.
3. Bể biogas, Bể phốt, cống rãnh : Dùng rất tốt trong thông tắc và xử lý bể phốt, cống rãnh; xử lý thông tắc bể biogas nhưng không làm mất gas
Liều dùng: 1 kg BALASA N01 dùng xử lý cho 10 m3 hoặc 100m2 bề mặt
CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG TRONG XỬ LÝ AO, HỒ
Dùng trong chuẩn bị ao nuôi, xử lý làm sạch đáy ao, kiểm soát chất lượng nước và khi ao hồ nu«i bÞ « nhiÔm vµ cã hiÖn t*îng c¸, t«m... bÞ bÖnh
Liều sử dụng: 1 kg BALASA NO1 dùng cho 500 m2 diện tích ao hồ hoặc 900 - 1000 m3 nước.
Cách dùng: Có thể sử dụng theo 2 cách:
1- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 3 kg cám hoặc bột ngô sau đó cho thêm 1,5 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, sau đó mới rắc đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Mục đích của việc ủ lên men chế phẩm với bột để làm tăng lượng vi sinh vật, như vậy tác dụng xử lý sẽ nhanh và mạnh hơn
2- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 3 kg cám hoặc bột ngô, cho thùng, cho thêm trên dưới 50 lít nước sạch, khuấy đều sau đó đậy kín, để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày. Khi dùng chỉ cần tưới đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước
Trong trường hợp đang nuôi, nước trong ao, hồ, đầm nhiễm bẩn, tôm cá bị bệnh nhiều sau khi dùng chế phẩm BALASA N-01 thì chỉ sau 1-2 ngày nước không còn mùi hôi; 2-3 ngày nước sẽ trong sạch trở lại và tôm cá sẽ không bị mắc bệnh
Khi rắc chế phẩm tôm cá có ăn chế phẩm thì không hề có hại mà ngược lại có thể phòng trị tốt các bệnh truyền qua đường ruột.

T.S Nguyễn Khắc Tuấn
Đ.T 0983. 097.660

[IMG]file:///C:/Users/LAMTRU%7E1/AppData/Local/Temp/moz-screenshot.png[/IMG]
Đệm lót hơi khô nên mở máy phun sương để giữ ẩm cho lớp đệm

Ngay ngã 3 của ống nước gắn một cái van khóa để dễ kiểm soát việc phun nước

Sử dụng hệ thống phun này thì mỗi trại nuôi chỉ tốn khoảng 30phút là đã có thể bổ sung nước cho lớp đệm.

Với hệ thống phun sương tự động này sẽ dễ dàng bổ sung nước cho lớp đệm cũng như giải nhiệt cho heo khi gặp thời tiếc khô hanh kéo dài.

Chú heo nhà ta đang vui tắm bên cạnh vòi phun

Với hệ thống phun sương này ta sẽ thảnh thơi hơn để uống ly cà phê hay hút điếu thuốc hichic
hoặc cho cô bạn chụp vài tấm hình nữa chứ.hihihihi

Cùng chiêm ngưỡng những chú ủn ỉn nhà ta thoải mái vui chơi












LÀM ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Sản phẩm của Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội. Số đăng ký: TCCS : 07:2009/ MT) của T.S Nguyễn Khắc Tuấn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Tại Bình Thuận và các tỉnh: 093.8387.480 . 01633033292(gặp A.Tánh)

1 nhận xét:

  1. toi muon mua san pham co the mua o cac dai ly khong. toi o THUY NGUYEN HAI PHONG

    Trả lờiXóa