Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Nuôi lợn cũng phải học cao

Có bằng thạc sĩ quốc tế, 8X chọn về quê... nuôi lợn
Tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành marketing, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà chưa đầy 30 tuổi, lại chọn về quê... chăn nuôi lợn.
Hà vốn quê gốc ở Văn Giang (Hưng Yên), vì thế anh cũng lựa chọn chính mảnh đất ấy để khởi đầu cho “nghiệp” nuôi lợn của mình. Hiện Hà đã mở rộng trang trại, thành lập một công ty chuyên chăn nuôi lợn do chính mình làm giám đốc.

Nuôi lợn cũng phải học cao

Sinh năm 1983, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà có một tuổi thơ êm đềm, gắn bó với những triền đê ven sông Hồng hiền hoà, thơ mộng.

Hà kể: Vào năm 1997, lúc đang học lớp 9, do cuộc sống khó khăn, nên dù cả bố, mẹ Hà khi ấy đều đang làm giảng viên của ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, đã phải dựng chuồng trại nuôi lợn, để có thêm tiền trang trải cho việc học hành của hai anh, em Hà.

Khởi đầu, bố mẹ Hà chỉ nuôi 30 con lợn siêu nạc theo mô hình trang trại trình diễn mẫu đầu tiên tại miền Bắc. Dù số lượng đàn lợn không nhiều, nhưng lúc đó bố mẹ Hà đã phải chạy vạy khắp nơi để có đủ tiền mua cám từng bữa cho đàn lợn ăn.

“Lúc đó, mình thấy bố mẹ khó khăn mà bản thân chẳng giúp được gì, chỉ thỉnh thoảng “lấy trộm” sách và tài liệu về kỹ thuật nuôi lợn của bố mẹ đọc để mỗi khi ra ngắm đàn lợn, có phát hiện được bệnh gì mách cho bố mẹ chữa trị. Điều đó đã “gieo” vào đầu cái niềm đam mê với những con lợn từ lúc nào chẳng hay”, Hà tâm sự.
Nguyễn Hồng Hà thường xuyên có mặt tại các trang trại để chăm sóc cho lợn.


Không muốn con mình theo nghiệp nuôi lợn, bố mẹ Hà đã hướng cho con theo học ngành kinh tế. Dẫu vậy, niềm đam mê với nghề nuôi lợn trong Hà vẫn không dứt. Thấy con mình đam mê với lợn như vậy, nên phải đợi mãi đến năm 2005, khi Hà đã tốt nghiệp ngành kế toán- kiểm toán của ĐH KTQD, bố mẹ Hà mới chính thức chỉ bảo cho Hà những kiến thức cơ bản về nuôi lợn.

Nhưng 1 năm sau, Hà lại giành được học bổng toàn phần MBA tại Đài Loan. Năm 2008, sau hơn 2 năm du học về nước với tấm bằng MBA, thay vì chọn công việc “ngồi bàn giấy” ở Hà Nội, Hà lại chọn con đường... về quê nuôi lợn.

Lý giải cho quyết định này, Hà nói: “Tuy có lợi thế chuyên môn về quản lý, nhưng nếu nói về kỹ thuật nuôi lợn, thì mình phải học từ đầu. Nhưng có thuận lợi là, từ những kinh nghiệm của bố mẹ và những tài liệu từ các hội thảo, sách báo… mình đã tổng hợp và tự viết lại thành những cuốn “cẩm nang” về kỹ thuật chăm sóc lợn thịt, lợn nái”.

Ông chủ của 17.000 con lợn

Một lý do nữa khiến Hà chọn nghề nuôi lợn là anh nhận thấy, lĩnh vực chăn nuôi có rất nhiều tiềm năng. “Nếu chăn nuôi quy mô lớn với quy trình nghiêm ngặt, khống chế được dịch bệnh và giữ vững số đầu lợn, thì vẫn luôn có lợi nhuận”, Hà nói.

Chỉ hơn 1 năm bắt tay vào nuôi lợn, đến năm 2009, Nguyễn Hồng Hà đã chính thức thành lập công ty chăn nuôi có trụ sở tại huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng thời mở rộng thêm một trang trại tại huyện Khoái Châu với tổng số đầu lợn lên đến 6.000 con, trong đó có 1.000 con nái và 5.000 lợn thịt. Trung bình, mỗi năm công ty của Hà lại tăng số đầu con thêm 40% ở các trại.

Theo Hà, bây giờ nuôi lợn, nhất thiết phải đầu tư theo hướng công nghiệp. Song chi phí đầu tư cũng rất cao, như một con lợn nái phải bỏ ra ít nhất 40 triệu đồng, bao gồm tiền làm chuồng trại, chi phí thức ăn, hệ thống thiết bị chăn nuôi, đấy là chưa kể tiền thuê đất.

Với chi phí như vậy, ở Việt Nam có rất ít hộ có thể đủ vốn để chăn nuôi, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt vốn, lãi suất, rồi ưu đãi về đất đai... “Đất làm trang trại phải có quy mô rộng (2-5ha), thời gian cho thuê phải từ 20 năm trở lên, cách xa khu dân cư. Vì thế, chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương, mới mở rộng được quy mô”.

Hiện Hà đang có tham vọng đưa Công ty do chính mình làm GĐ trở thành một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn hàng đầu ở Việt Nam, Đến nay, anh đã xây dựng được 3 trang trại nuôi lợn ở Hưng Yên, 1 trại ở Hà Tĩnh.

Sắp tới đây, anh sẽ đầu tư thêm trại thứ 5 tại Bắc Giang với tổng số đầu lợn sẽ được nâng lên tới 17.000 con, trong đó có 2.000 nái sinh sản để cung ứng lợn giống cho công ty.

Năm 2011, công ty của Hà đã xuất được 8.000 con lợn thịt, giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động tại địa phương với mức thu nhập thấp nhất đạt 4 triệu đồng/người/tháng.

Theo Thanh Xuân

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Van de kho khan nhat

Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng
(Dân trí) - Đến thời hạn chót mà việc di dời trại lợn gây ô nhiễm không được tiến hành, cho rằng chính quyền và phía công ty không giữ đúng lời hứa, sáng ngày 31/12/2011, khoảng 700 người dân đã xông vào khu chăn nuôi, tháo chuồng trại, thả hàng nghìn con lợn ra ngoài.
 >>  Quyết định di dời trại lợn bị dân “bao vây” suốt 10 ngày
 >>  Vụ dân bao vây trại lợn: Hàng nghìn con lợn có nguy cơ chết đói


Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã bao vây trại chăn nuôi lợn giống ngoại Thái Dương

Sáng nhày 31/12/2011, gần 1.000 người dân xã Đại Sơn (Đô Lượng, Nghệ An) đã kéo đến bao vây trại lợn của Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương  và yêu cầu công ty này di dời trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Trước đó, từ ngày 12-22/11/2011, hàng trăm người dân các xóm 6, 7, 8, 9 (thuộc xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã bao vây khu chăn nuôi yêu cầu phía Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương phải giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình chăn nuôi gây ra.

Trước tình hình đó, ngày 22/11/2011, một cuộc đối thoại giữa người dân, chính quyền các cấp và lãnh đạo Công ty Thái Dương do đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng chủ trì. Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định di dời trại lợn ra khỏi khu dân cư, thời hạn cuối cùng để thực hiện di dời là ngày 31/12/2011.

Tuy nhiên, sáng ngày 30/12/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn hỏa tốc cho phép Công ty Thái Dương giãn thời gian di dời đàn lợn và thực hiện giảm đàn đến mức phù hợp công suất hệ thống xử lý nước thải, các công trình xử lý môi trường và sức tải của môi trường tại khu vực trại lợn.

 

Việc hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải gần như chưa có tiến triển đặc biệt

Đến sáng ngày 31/12/2011, cho rằng chính quyền và phía Công ty Thái Dương không thực hiện đúng cam kết, hàng trăm người dân đã tiếp tục bao vây trại lợn. “Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về việc di dời trại lợn, Công ty Thái Dương có di dời được một ít con nhưng rồi dừng lại. Đến nay thì hoàn toàn không có động tĩnh gì nữa cả”, một người dân cho biết.

Đến khoảng 9h sáng, hàng trăm người đã xông vào khu vực chăn nuôi thái chuồng thả đàn lợn ra ngoài. Rất nhiều lợn mẹ đang nuôi con, lợn mang thai bị đánh đuổi ra khỏi chuồng trại. Không có chỗ trú ngụ, không có thức ăn nên hàng nghìn con lợn đang nằm la liệt ngoài cánh đồng xung quanh trại chăn nuôi.

Ông Lê Quang Thành - Tổng GĐ Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương - cho biết: Hiện tại trong trại chăn nuôi có khoảng gần 3.000 con lợn mẹ đang mang thai và nuôi con. Ngoài ra còn có rất nhiều lợn đực giống, lợn hậu bị. Tất cả khoảng gần 9.000 con lợn hiện đã bị người dân đuổi ra ngoài đồng.

 

Khu tái định cư cho 16 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trại chăn nuôi lợn đang dở dang

“Thời tiết rất lạnh, lại không được cho ăn và bị đánh đập nên hậu quả đối với gần 3.000 con lợn mẹ là rất lớn, hàng nghìn con lợn con cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến bị ốm, chết ở trong thời tiết này khi bị thả ra ngoài đồng. Chúng tôi giờ rất rối trí…”, ông Thành cho biết thêm. Ngay khi sự việc xảy ra, ông Tổng giám đốc phải tức tốc về Nghệ An để giải quyết.

Ngay sau khi xảy ra việc hàng trăm người dân phá chuồng trai, đánh và đuổi đàn lợn ra khỏi khu vực chăn nuôi, Huyện ủy Đô Lương đã có công văn chỉ đạo UBND huyện Đô Lương, chính quyền xã Đại Sơn và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền vận động nhân dân không kích động gây hỗn loạn; đồng thời yêu cầu Công an huyện Đô Lương cử cán bộ chiến sĩ nắm tình hình giải quyết và xin ý kiến chỉ đạo của Công an tỉnh Nghệ An.

Đến chiều ngày 31/12, Công an tỉnh Nghệ An đã điều lực lượng về giữ ổn định tình hình tại trại lợn giống Thái Dương. Cũng trong chiều nay, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các Sở, ngành có liên quan đã có mặt tại Đại Sơn, tiến hành họp khẩn cấp để giải quyết tình hình. Đến khoảng 5h chiều ngày 31/12/2011, với sự hỗ trợ của lực lượng chức năng, Công ty Thái Dương đã huy động công nhân ra đồng lùa hết lợn vào chuồng.
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, đến chiều tối ngày 1/1/2012, hàng trăm người dân vẫn tiếp tục bao vây trại chăn nuôi lợn để đề nghị cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc.
Một số hình ảnh hỗn loạn tại trại chăn nuôi lợn giống ngoại Thái Dương  vào sáng ngày 31/12/2011:

Hàng nghìn con lợn bị đuổi ra khỏi chuồng trong thời tiết giá lạnh


Nhiều người dân lợi dụng hỗn loạn đã bắt lợn con mang đi

Hàng nghìn con lợn con cũng chịu chung số phận như lợn bố mẹ


Không có chỗ trú ngụ, gần 9.000 con lợn vất vưởng ngoài đồng lạnh


và đối mặt với nguy cơ ốm, đói và chết lạnh.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

chế phẩm sinh học vườn sinh thái

Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Thương Mại Trung Việt
*Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ cán bộ phát triển thị trường:
điện thoại :0938.387.480 hoặc 016.33033.292 (Nguyễn Tánh)
link: http://chephamsinhhocnn.blogspot.com/

http://www.youtube.com/watch?v=N5kGOOr0qyU&feature=related

Trại bồ câu giống Pháp ABC tại Bình Thuận

Nuôi heo không mùi ... không phân

Nuôi heo không mùi ... không phân

KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT LÊN MEN TRONG NUÔI LỢN

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:
1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
- Cải thiện môi trường sống cho người lao động
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc
2. Sẽ không phải thay dọn phân và rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng , lượng nước và lượng điện dùng
3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở lợn đặc biệt là lợn con. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh
4 . Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm
Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh
5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi
- Môi trường không ô nhiễm
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

Link : http://nongthonmoibt.blogspot.com/p/lam-em-lot-len-men-oi-voi-nuoi-heo.html

giải pháp chăn nuôi mối balasa-n01

Hiện nay việc mua mùn cưa phục vụ nuôi lợn thịt bằng nền sinh học rất khó khăn, có thể thay bằng loại khác được không?
Nguồn: Báo kinh tế và đô thị

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, mỗi năm đàn vật nuôi của nước ta thải ra môi trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý còn lại trực tiếp xả ra môi trường. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khoảng 40% chất thải lỏng trực tiếp được dùng tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng ra hệ thống thoát nước của khu dân cư. Ngành chăn nuôi cũng đóng góp tới 18% nguyên nhân gây hiệu ứng nóng lên của trái đất.
Hiện nay, nhận thức về bảo vệ môi trường chăn nuôi của nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn hạn chế. Đa số các hộ chăn nuôi khi được hỏi đều cho hay họ thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu đất, thiếu công nghệ và thiếu kinh phí. Đồng thời, công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi cũng chưa phát huy được tính hiệu quả, chưa lồng ghép việc bảo vệ môi trường chăn nuôi với các hoạt động khác. Một số phương pháp kiểm soát chất thải chăn nuôi đang được áp dụng như: xây hầm biogas, ủ phân… đều không phát huy được mọi tính năng cần có.
Kỹ thuật nuôi lợn bằng nền sinh học tuy mới được đưa vào thử nghiệm ở một số nơi tại Việt Nam nhưng đã mở ra triển vọng tốt về xử lý chất thải trong chăn nuôi

Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này hiện đang được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Mùn này được đưa vào nền  chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hiện men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.
Công nghệ này được học hỏi từ Trung Quốc, sử dụng công nghệ vi sinh lên men để làm đệm lót. Nguyên liệu dễ kiếm lại không tốn kém chủ yếu gồm mùn cưa và trấu. Phương pháp làm đệm cũng đơn giản được tiến hành theo các bước: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau đó tưới một lần dịch lên men lên mỗi lớp, độ ẩm đạt 50%, để từ 3-7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa hè là 25ºC, mùa đông là 20ºC.
Theo hướng dẫn của chuyên gia Trung Quốc, nếu nền chuồng là nền đất thì phải lót một lớp chất độn chuồng trộn mùn cưa dày khoảng 40cm; nếu là nền xi-măng, cần đục một vài lỗ để vi sinh vật tiếp xúc với đất nhằm tăng hiệu quả.
3 gói men (150g/gói) trộn với 10kg bột ngô rồi rải đều trên nền chuồng có diện tích 20m2, sau 7 ngày ủ thì thả lợn giống vào. Trong men vi sinh có hàng triệu tế bào vi sinh vật hữu ích, khi được trộn với chất độn chuồng, các vi sinh vật này sẽ phân hủy những chất hữu cơ trong phân lợn và chất gây mùi hôi hối.
Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn.
Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm…
Khi cho ăn cùng một chế độ ăn như nhau thì chuồng sử dụng men vi sinh lợn khỏe mạnh và lớn nhanh hơn lợn ở chuồng không sử dụng men vi sinh.
Mỗi nền chuồng trộn men vi sinh có thể sử dụng được 4 năm, sau mỗi lứa chỉ cần bổ sung thêm 1 gói (tỷ lệ 1%). Giá mỗi gói phân khoảng 50.000 đồng/gói 50g.
Dự án nghiên cứu và thử nghiệm men vi sinh trong chăn nuôi của Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đang được thí điểm tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương. Kết quả ban đầu thấy men vi sinh kích thích lợn tiêu hóa tốt, chóng lớn, ít bệnh tật, có khả năng khử mùi ngay từ trong dạ dày lợn với tỷ lệ khử mùi khoảng 80%.
Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.
+ Tại sao lại tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi? vì:
- Không sử dụng nước rửa chuồng;
- Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi;
- Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống là phun giữ độ ẩm. cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).
+ Tại sao lại tiết kiệm 60% nhân lực? vì:
- Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
- Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi;
- Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật nuôi.
+ Tại sao lại tiết kiệm 10% thức ăn? vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do;
- Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên men phân giải phân, nước tiểu, mùn cưa;
- Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.
+ Tại sao môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm? vì:
- Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót);
- Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và là các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…;
- Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để  muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng).
- Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất.  
+ Tại sao sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ? Vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật vận động nhiều;
- Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ đệm lót sinh thái;
Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với  kỹ thuật làm chuồng, chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản vì vậy người chăn nuôi Việt Nam có thể áp dụng tốt./.

* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Như vậy, nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể  sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …
 xem hướng dẫn tại đây :http://www.youtube.com/watch?v=aRH9MYfUVXk

                    ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI
        CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01
                Chi nhánh tỉnh Bình Thuận
                                                              …….õõ………

LÀM ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Sản phẩm của Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội. Số đăng ký: TCCS : 07:2009/ MT) của T.S Nguyễn Khắc Tuấn.
(Nhận cung cấp sỉ và lẻ)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Tại Bình Thuận và các tỉnh: 093.8387.480 . 01633033292(gặp A.Tánh)